Mặt bằng quảng trường là gì? Yếu tố tạo nên sức hút

Quảng trường từ lâu đã là một thành phần quan trọng đối với kiến trúc cảnh quan đô thị Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Vai trò của quảng trường là tạo ra một không gian công cộng, để dân cư có thể tổ chức sự kiện, lễ hội, vui chơi… Mỗi quảng trường sẽ mang đặc trưng riêng biệt cho từng đô thị. 

Để tìm hiểu chi tiết hơn về thiết kế mặt bằng quảng trường, cùng với các tiêu chí quan trọng tạo nên sức hấp dẫn của quảng trường, hãy cùng Phú Gia Thịnh khám phá trong bài viết sau đây nhé.

Đôi nét về mặt bằng quảng trường

Mặt bằng quảng trường là gì? 

Mặt bằng quảng trường là một không gian rộng lớn nằm trong hạng mục thiết kế công trình đô thị đóng vai trò quan trọng bậc nhất. Quảng trường ra đời nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động cộng đồng, chẳng hạn như lễ hội, diễu hành, hội chợ, nơi vui chơi, dạo mát… cho cư dân khu vực. 

Mặt bằng Quảng trường thường được kết hợp với nhiều yếu tố khác để tăng tính thu hút và sống động cho không gian, như đài phun nước, tượng đài, cây xanh… Bên cạnh đó để đảm bảo an toàn cho cư dân khi sinh hoạt ở quảng trường, hệ thống giao thông xung quanh sẽ được quy hoạch làm đường đi bộ. 

Mặt bằng quảng trường

Quảng trường đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử thế giới lẫn Việt Nam

Đặc điểm trong thiết kế mặt bằng quảng trường

Trong thiết kế mặt bằng quảng trường được phân chia thành 3 mặt không gian, gồm:

  • Bình diện ngang: tức là mặt đường hoặc mặt nền
  • Bình diện đứng: là toàn bộ các công trình được xây dựng ở quảng trường, cây xanh…
  • Bình diện đỉnh: là điểm cao nhất của công trình.

Thông thường, người ta sẽ sử dụng các cách sau đây để giới hạn không gian quảng trường:

  • Vây bọc: Thông qua việc sử dụng cây xanh, hàng rào… để sự vây bọc cho khu vực quảng trường. Không gian này tạo ra sự giới hạn giúp tách biệt quảng trường với môi trường bên ngoài. 
  • Che đậy: Với cách này, bạn có thể dùng vải bạt hoặc thiết kế giàn hoa lá để tạo độ phủ bên trên quảng trường.
  • Nâng nền: Khi nâng cao đất nền, quảng trường sẽ được đẩy lên trên một không gian cao hơn so với vị trí không gian xung quanh.
  • Nền lõm: Đây là phương án giới hạn không gian ngược lại với nâng nền. Theo đó không gian quảng trường sẽ thấp hơn không gian xung quanh.
  • Nền chìm: Là mặt nên tự giới hạn không gian.
  • Nền nghiêng: Một phần của không gian quảng trường sẽ nghiêng về một bên tạo ra giới hạn nhất định
  • Nền biến đổi: Sử dụng các bậc dốc của nền đất có thể làm không gian quảng trường bị thay đổi.

Phân loại tổng thể mặt bằng quảng trường

Phân loại mặt bằng quảng trường theo hình thái

Xét theo hình thái, quảng trường có mối quan hệ chặt chẽ với các tuyến phố xung quanh hoặc các công trình kiến trúc lân cận. Mặt bằng kiến trúc cảnh quan quảng trường được chia thành 5 hình thái khác nhau đó là: 

  • Quảng trường đóng: Hình thái quảng trường này tạo ra một không gian độc lập ngoài trời. Theo đó quảng trường sẽ nằm giữa những tòa nhà kiến trúc đồ sộ với lối đi nằm dọc theo các con phố nhỏ. Quảng trường đóng có thể mang đến cảm giác gần gũi, an toàn và thân thiện với cư dân. Ở nước ta, đại diện cho hình thái quảng trường này chính là quảng trường Royal City – Hà Nội.
  • Quảng trường chủ đạo: Đây là hình thái quảng trường được thiết kế với mục đích dẫn dắt các công trình xung quanh hướng về phía quảng trường chính. Đối với hình thái này, diện tích của quảng trường phải đủ lớn mới có thể tạo ra tầm nhìn trọn vẹn. Ví dụ điển hình cho quảng trường chủ đạo là Nhà Thờ Đức Bà – TPHCM.
  • Quảng trường tuyến: Hình thái quảng trường này có lối thiết kế vô cùng độc đáo. Tức là nó sẽ được tạo thành như một hành lang kéo dài, và hẹp theo chiều ngang. Đặc biệt, ở điểm đầu và điểm cuối của quảng trường sẽ là các công trình hoặc tượng đài lớn, giúp tạo ra sự chuyển tiếp sang không gian cảnh quan khác. Ví dụ phố đi bộ Nguyễn Huệ – TP HCM là một kiểu quảng trường tuyến điển hình.
  • Quảng trường hạt nhân: Ý nghĩa hạt nhân ở đây tức là quảng trường sẽ được thiết kế xoay quanh một công trình kiến trúc trọng điểm, thường là đài phun nước, tượng đài… Ở nước ta, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục – Hà Nội chính là đại diện cho hình thái quảng trường hạt nhân.
  • Quảng trường nhóm: Quảng trường và các tuyến phố đi bộ tạo ra sự kết nối hoàn hảo giúp tăng khoảng trống cho không gian, từ đó tạo nên các tầm nhìn thú vị và thu hút. Ví dụ như quảng trường Cách mạng tháng Tám – Hà Nội.
Mặt bằng quảng trường

Mặt bằng Quảng trường Royal City Hà Nội – một hình thái theo kiểu quảng trường đóng

Phân loại mặt bằng quảng trường theo mục đích sử dụng

  • Quảng trường thị chính: Đây là mô hình quảng trường có giá trị lịch sử cao, chỉ được dùng cho mục đích diễu hành, duyệt binh, hội họp, hoặc tổ chức các lễ hội giao lưu văn hóa.
  • Quảng trường kỷ niệm: Đặc trưng của quảng trường này đó là sẽ có một tượng đài lớn của một nhân vật lịch sử nhằm mục đích tri ân, bày tỏ lòng biết ơn.
  • Quảng trường giao thông: Mô hình quảng trường này có chức năng phân luồng, giúp xe cộ thông suốt trong lưu thông.
  • Quảng trường thương nghiệp: Đây là mô hình quảng trường phục vụ cho nhu cầu buôn bán, hình thành nên các khu phố ăn uống, mua sắm, quán cafe,…
  • Quảng trường tôn giáo: Quảng trường tôn giáo thường được đặt ở phía trước các công trình nhà thờ, chùa chiền…
  • Quảng trường biểu diễn văn hóa: Không gian của mô hình quảng trường này thường rất rộng, nhiều cây xanh, ghế đá, đài phun nước… nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, dạo bộ của cư dân.

Tiêu chí quan trọng quyết định thành công mặt bằng cảnh quan quảng trường?

Yếu tố giao thông

Yếu tố giao thông là một trong những tiêu chí đánh giá quan trọng đối với sự thành công của mặt bằng tổng thể quảng trường. Bởi lẽ quảng trường được xây dựng nên để phục vụ cho nhu cầu giải trí, sự tiện ích của cộng động.

Do đó trước khi tạo nên sự thu hút thị giác, quảng trường phải đảm bảo nằm ở vị trí có trục giao thông thuận lợi. Giúp cư dân di chuyển dễ dàng từ quảng trường đến các khu vực khác trong thành phố. 

Tính hấp dẫn và kích thích đối với con người

Có thể nói mặt bằng quảng trường là điểm nhấn hài hòa giúp tô điểm thêm cho không gian xung quanh. Vì thế nó phải được thiết kế đẹp mắt, tinh tế đi cùng với những yếu tố nhỏ như cây xanh, ghế đá, đài phun nước, lối đi… Có như thế mới giúp quảng trường níu giữ cộng đồng yêu thích và ở lại lâu.

Ngoài ra, sự thành công của quảng trường còn nằm ở tính tương tác cao thông qua các hoạt động cộng đồng đa dạng như âm nhạc, thể thao, nghệ thuật đường phố,…

Mặt bằng quảng trường

Một quảng trường có sức hấp dẫn phải hội tụ đủ ba yếu tố đó là giao thông thuận lợi, có tính kích thích mỹ quan và tỷ lệ hài hòa

Các yếu tố cấu thành mặt bằng quảng trường cần đảm bảo sự tương quan

Đối với bất kỳ công trình kiến trúc nào cũng cần đảm bảo yếu tố hài hòa về mặt tỷ lệ. Theo đó, quảng trường thành công là quảng trường sở hữu các kích thước, chiều cao và chiều rộng tương xứng với những yếu tố cấu thành xung quanh công trình. 

Trong một số nghiên cứu cho rằng, quảng trường có diện tích quá rộng sẽ mang đến cảm giác không gần gũi, thân thiện với con người. Ngược lại, các quảng trường quá nhỏ lại gây hiệu ứng sợ không gian chật đối với cộng đồng xung quanh.

Các mặt bằng quảng trường lớn ở nước ta

Mặt bằng quảng trường Ba Đình – Hà Nội

Quảng trường Ba Đình là một trong những tự hào của người dân nước ta, bởi đây là nơi vị lãnh tụ Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra đất nước tuyệt vời mà chúng ta đang sống. Quy mô quảng trường rất lớn, bao quanh là các di tích lịch sử như Lăng Bác, bảo tàng Hồ Chí Minh, đài tưởng niệm…

Quảng trường Ngọ Môn – Cố đô Huế

Quảng trường Ngọ Môn là một kiến trúc độc đáo gắn liền với lịch sử và con người Việt Nam từ bao đời nay. Xung quanh quảng trường Ngọ Môn là một quần thể các di tích lịch sử nổi tiếng như chùa Thiên Mụ, cầu Trường Tiền, Kỳ Đài…

Có thể nói, đối với người dân địa phương, quảng trường Ngọ Môn đã trở thành nét tiêu biểu và là phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ.

Mặt bằng quảng trường

Quảng trường Ngọ Môn – Nơi ghi lại lịch sử hào hùng của dân tộc ta

Quảng trường Thủ Thiêm – Hồ Chí Minh 

Đây là mặt bằng quảng trường mới xây dựng tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP HCM. Quảng trường này sở hữu quy mô lên đến 20,72ha với sức chứa khoảng 500.000 người.

Quảng trường Thủ Thiêm mô phỏng không gian sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại như nhà sàn, ao cá,… Bên trong công trình là nhà trưng bày các dấu tích lịch sử của vị Chủ tịch đáng kính của nước ta.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhằm phân tích đặc điểm, mặt bằng quảng trường, cùng với đó Phú Gia Thịnh giới thiệu các công trình quảng trường nổi tiếng mang tính lịch sử lâu đời ở nước ta. Mong rằng các nội dung do chúng tôi cung cấp sẽ thật sự gây ấn tượng với bạn nhé.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)