Như bạn đã biết tổng diện tích của TPHCM cực kỳ rộng lên đến 2.095m2, trong đó bao gồm 1 thành phố, 16 quận và 5 huyện. Trước đây, thành phố đã trải qua các đồ án quy hoạch của năm 1993, 1998 và gần nhất là đồ án điều chỉnh quy hoạch chung năm 2020. Vậy sắp tới đây đồ án quy hoạch khu trung tâm đến 2025 ra sao nhỉ, hãy cùng Phú Gia Thịnh tìm hiểu nhé!
Quy hoạch phát triển không gian của TPHCM
Trong tương lai, Sài Gòn được định hướng quy hoạch theo mô hình “đa cực”, tức là thành phố lúc này sẽ được phân chia ra thành nhiều trung tâm khác nhau. Chi tiết như sau:
Quy hoạch phía Nam
Trong đồ án quy hoạch khu trung tâm của thành phố. Khu vực phía Nam bao gồm 2 quận là quận 7 và quận Nhà Bè, tại đây có đặc điểm là rất nhiều kênh rạch, sông ngòi.
Ưu điểm khi quy hoạch phía Nam là quỹ đất để phát triển đô thị vẫn còn khá nhiều. Chính vì thế mà hiện nay thành phố cũng đã lên chủ trương đẩy mạnh phát triển hạ tầng kỹ thuật cho mục đích thoát nước ở khu vực này nhiều hơn nữa.
Quy hoạch phía Đông
Ngoài quy hoạch khu Nam, thì đồ án quy hoạch khu trung tâm có thêm Khu vực phía Đông có các quận là quận 2, quận 9 và Thủ Đức, đặc điểm nổi bật là sở hữu hành lang cao tốc nối liền từ TP. HCM đi qua Long Thành và Dầu Giây.
Do đó mà đối với bản đồ quy hoạch phía Đông sẽ tiếp tục thúc đẩy phát triển các khu vực đô thị dọc theo xa lộ Hà Nội, điển hình là khu công nghệ cao và khu công viên phần mềm Đại học Quốc gia TPHCM.

Bản đồ quy hoạch phía Đông HCM
Quy hoạch phía Tây Nam
3 quận nằm trong khu vực phía Tây Nam là các quận Tân Phú, Bình Tân và Bình Chánh, đây đều là những quận được nhận thấy đã có sự phát triển ở mức độ cơ bản. Thế nên trong thời gian gần đây, Ủy ban nhân dân thành phố đã bắt đầu xây dựng chủ trương ưu tiên phát triển hạ tầng sao cho phù hợp với những điều kiện vốn có.
Quy hoạch phía Tây Bắc
Đây là khu vực của các quận 12, quận Hóc Môn và Củ Chi, tính chất chung của những quận này là đều nằm ở vùng ven của thành phố. Nhờ có quỹ đất phong phú và chất lượng tốt nên thành phố đã quyết định sẽ đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật nhưng vẫn đảm bảo thích hợp với hạ tầng xã hội, nhằm quy hoạch khu vực những khu đô thị mới đầy tiềm năng.
Quy hoạch phân vùng TPHCM dựa trên đồ án quy hoạch khu trung tâm
UBND của TP. HCM không chỉ có những kế hoạch đồ án quy hoạch khu trung tâm thành phố theo mô hình “đa cực” mà bên cạnh đó còn phê duyệt thêm một số dự án phân vùng, cụ thể như sau:
- Vùng phát triển đô thị gồm có 13 quận nội thành hiện có, và thêm 6 quận mới cùng với thị trấn thuộc các huyện, khu đô thị mới phát triển.
- Vùng phát triển công nghiệp sẽ tập trung vào các quận mới, cũng như các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè.
- Vùng sinh thái, du lịch phát nằm dọc theo dòng sông Sài Gòn, sông Nhà Bè, sông Đồng Nai, cùng với đó là khu sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ.
- Vùng nông nghiệp giờ đây sẽ kết hợp cùng với cả vành đai sinh thái phát triển tại các khu vực huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, cần Giờ.
- Vùng bảo tồn thiên nhiên bao gồm các vùng bảo tồn và phục hồi sinh thái nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên của rừng ngập mặn Cần Giờ. Không những thế còn có khu vực rừng đặc dụng phòng nằm trên địa bàn của huyện Củ Chi, Bình Chánh.

Sơ đồ phân bố các dự án KDC địa bàn HCM
Quy hoạch giao thông tại TPHCM đến năm 2025
Về vấn đề quy hoạch giao thông chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến kế hoạch phát triển kinh tế của thành phố nói riêng, cũng như kế hoạch kết nối giữa thành phố với địa phương nói chung. Vậy trong tương lai gần việc quy hoạch tại TP.HCM sẽ có những dự định như thế nào, cùng tìm hiểu nhé!
Quy hoạch đường cao tốc TP.HCM
Cao tốc HCM – Mộc Bài, Tây Ninh
Con đường cao tốc nối bắt đầu từ TP. HCM tới cửa khẩu Mộc Bài, khu vực giáp biến giới Campuchia có chiều dài khoảng 53,5km. Tổng số vốn đầu tư cực cao lên đến 10.668 tỷ đồng.
Toàn bộ công trình xây dựng được phân chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: gồm 4 làn xe.
- Giai đoạn 2: gồm từ 6 đến 8 làn xe.
Đồ án quy hoạch khu trung tâm sau khi kết thúc quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư (2019-2020), kể từ thời điểm 2021 cho đến năm 2025 thì dự án sẽ bắt đầu thực hiện đầu tư xây dựng. Như thế dự tính đến năm 2026 sẽ đưa dự án tuyến đường cao tốc này vào khai thác.
Cao tốc HCM – Dầu Giây – Đà Lạt
Tuyến đường cao tốc bắt đầu từ TP.HCM dựa trên đồ án quy hoạch khu trung tâm được nối dài đến Dầu Giây và Đà Lạt có độ dài lên đến 208km. Trên tuyến đường này sẽ đi qua các địa điểm của tỉnh Dầu Giây, Đồng Nai, Liên Phương, Đèo Prenn, Đà Lạt. Tổng số vốn đầu tư hiện nay ước tính là 65 nghìn tỷ đồng. Toàn bộ quá trình xây dựng dự kiến sẽ phải trải qua 3 giai đoạn để hoàn thiện.
Cao tốc TPHCM – Cần Thơ
Dự án đường cao tốc xuất phát từ TP. HCM đến Cần Thơ có độ dài lên đến 174km, trong đó đi qua cả 4 ga từ Bình Dương tới TP Cần Thơ. Sắp tới con đường này sẽ được nâng cấp, mở rộng hơn nữa dựa theo lộ trình đầu tư và phân chia theo chặng ở từng khu vực.
Bởi lẽ đây là dự án quy hoạch giao thông quốc gia, đồng thời kéo dài theo tuyến quốc lộ 1A hiện đang trong quá trình khai thác.
Cao tốc HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành
Đây là tuyến đường cao tốc kéo dài từ TP. HCM đến các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước. Con đường này đi qua nhiều địa bàn thuộc các tỉnh thành với quy mô từ 6 đến 8 làn xe, với tổng chiều dài khoảng 69km.
Ước tính dự án cần số vốn đầu tư rất lớn lên đến 24.150 tỷ đồng, tuy nhiên hiện nay chúng ta vẫn chưa nhận được đủ vốn đầu tư, nhưng đầy là dự án quan trọng trong đồ án quy hoạch khu trung tâm của thành phố hiện nay.

Sơ đồ các dự án cao tốc HCM
Cao tốc HCM – Vũng Tàu
Toàn bộ tuyến đường cao tốc có chiều dài khoảng 76km, trải dài từ TP.HCM tới địa bàn các tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu. Thế nhưng tính đến nay dự án vẫn chưa nhận được vốn đầu tư.
Quy hoạch các tuyến đường vành đai TPHCM đến năm 2025
Quy hoạch đường vành đai 2
Tổng chiều dài của đường vành đai 2 khoảng 70km, điểm xuất phát nằm ở đường Nguyễn Văn Linh, Bình Chánh và đi qua cầu Phú Mỹ, quận 7.
Sau đó tiếp tục kéo dài đến ngã tư Bình Thái, Quận 9 đồng thới kết nối với nút giao Gò Dưa thuộc quận Thủ Đức. Điểm kết thúc của đường vành đai 2 sẽ có sự khác biệt là đi ra Quốc lộ 1 và vòng theo đường Nguyễn Văn Linh, từ đó làm nên 1 tuyến đường vòng quanh TP. HCM.
Quy hoạch đường vành đai 3
Dựa vào đồ án quy hoạch khu trung tâm đối với vành đai số 3 sẽ có chiều dài khoảng 97,7km, là con đường kết nối giữa địa bàn các tỉnh, huyện lân cận của TP. HCM chẳng hạn như Long An, Bình Chánh, Hooc Môn, Bình Dương, Nhơn Trạch – Đồng Nai.
Quy hoạch đường vành đai 4
Có thể nói đây là con đường vành đai trong đồ án quy hoạch khu trung tâm được quy hoạch với chiều dài lớn nhất là 196,5km, quy mô từ 6 đến 8 làn xe. Không những thế, đồ án quy hoạch khu trung tâm chúng còn sở hữu ưu thế là đường song hành 2 bên, đồng thời còn được bố trí hành lang cây xanh với các công trình hạ tầng kỹ thuật và dự trữ mở rộng khác.
Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin thực sự hữu ích về chi tiết đồ án quy hoạch khu trung tâm đến năm 2025 ra sao nhé!
Tìm hiểu thêm:
- Quy hoạch bản đồ các quận tphcm được cập nhất mới nhất hiện nay
- Đồ án bản đồ quy hoạch Quận Bình Thạnh đến 2025
- Thông tin bản đồ Quy hoạch thành phố Vũng Tàu

Tôi là Đinh Quang Vĩnh, hiện là Co-Founder và là Marketing Manager tại Phú Gia Thịnh Corp, chịu trách nhiệm cho việc lên chiến lược thúc đẩy doanh số 2 mảng Vận hành và Marketing SEO tại PGTCorp. Với kiến thức và kinh nghiệm, tôi hy vọng sẽ mang lại giá trị hữu ích từ thông tin thị trường đến sản phẩm và giúp khách hàng lựa chọn được giá trị BĐS tốt nhất.