Cập nhật tiến độ cao tốc Bến Lức Long Thành mới nhất

Dự án cao tốc Bến Lức Long Thành đã và đang là tâm điểm chú ý của nhiều người. Tuyến đường được kỳ vọng giảm áp lực giao thông trên Quốc lộ 1A và Quốc lộ 51, đồng thời giúp cư dân địa phương di chuyển nhanh chóng giữa các khu vực là Long An và Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. 

Mặc dù dự án đã khởi công cách đây 4 năm, song đến nay vẫn chưa đi vào khai thác, vận hành, bài viết sau của Phú Gia Thịnh sẽ giúp bạn cập nhật tình hình, tiến độ cao tốc Bến Lức Long Thành mới nhất. Đừng bỏ lỡ nhé!

Thông tin cao tốc Bến Lức Long Thành

Quy mô cao tốc Bến Lức – Long Thành

  • Chủ đầu tư: VEC – Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc VN.
  • Các tỉnh thành đi qua: Long An, TP HCM, Đồng Nai
  • Vốn đầu tư: 20.630 tỷ đồng, trong đó 9.890 tỷ đồng vay ODA ở giai đoạn 1 đã được sử dụng.
  • Ngân hàng tài trợ: Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và Cơ quan JICA Nhật Bản (JICA).
  • Độ dài: dài 57,8km chia thành 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp.
  • Vận tốc thiết kế: 100km/h
  • Lộ trình đường cao tốc:
    • Điểm bắt đầu: ngay nút giao cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương, xã Mỹ Yên, Huyện Bến Lức Long An.
    • Điểm giữa: Bình Khánh (huyện Cần Giờ), Long Thới, Nhơn Đức (huyện Nhà Bè), Đa Phước, Hưng Long, Tân Quý Tây, Bình Chánh (Thành phố HCM) và tỉnh Đồng Nai (bao gồm xã Phước An, Vĩnh Thanh, Phước Khánh, Phú Đông thuộc huyện Nhơn Trạch).
    • Điểm kết thúc: ngay nút giao cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
  • Quy mô:
    • Giai đoạn 1: Đoạn An Phú – Vành đai II.  Thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị. Tốc độ 80 km/h, chiều dài 4km, chiều rộng 26,5 m, gồm 4 làn xe, trong đó chiều rộng làn dừng khẩn cấp là 2×3 m. 
    • Giai đoạn 2: Đoạn Vành đai II – Long Thành – Dầu Giây. Thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A TCVN 5729-97. Vận tốc là 100 – 120 km/h, gồm 4 làn xe, chiều rộng 27,5m. Trong đó chiều rộng làn dừng khẩn cấp là 2×3 m.
Cao tốc bến lức long thành

Tuyến cao tốc Bến Lức Nhơn Trạch có độ dài hơn 57km

Cấu tạo đoạn cao tốc Bến Lức Long Thành

Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành chính thức khởi công vào tháng 7/2014. Theo dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2018, thế nhưng lại mắc nhiều vấn đề trong quá trình thi công. Dự án đường cao tốc Bến Lức được chia thành 3 phân đoạn chính là:

  • Đoạn 1 (phía Tây) – Có chiều dài 21,1 km, gồm 5 gói thầu, sử dụng vốn vay ADB có tổng giá trị là 350 triệu USD. Vì thời hạn của gói vay đã hết hiệu lực vào tháng 6/2019, nên các gói thầu đã dừng thi công. Hiện tại đoạn 1 đã hoàn thành 87,2% khối lượng công trình với số vốn giải ngân là 50,62% hiệp định vay.
  • Đoạn 2 (giữa) – Có chiều dài 10,7km. Vì thi công ở các cầu lớn vượt sông nên phân đoạn này đòi hỏi cao về thời gian, nguồn vốn và yêu cầu kỹ thuật. Đoạn 2 sử dụng vốn vay ODA của JICA. Tương tự như đoạn 1, gói thầu ở đoạn 2 đã dừng thi công do thiếu vốn, với khối lượng thi công đạt 84,6%.
  • Đoạn 3 (phía Đông) – Có chiều dài 25,3 km. Đoạn 3 sử dụng vốn vay ADB theo Hiệp định vay lần 2 số 3391-VIE. Trị giá gói vay khoảng 297 triệu USD, thời gian hết hạn là 31/12/2023. Tuy nhiên do ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, tiến độ thực hiện còn rất chậm, khối lượng thi công chỉ đạt cỡ 50%.
Cao tốc bến lức long thành

Sơ đồ cao tốc Bến Lức Long Thành

Tiến độ cao tốc Bến Lức – Long Thành mới nhất

Tiến độ cao tốc Bến Lức Long Thành mới nhất hiện còn nhiều dấu chấm hỏi. Cao tốc Bến Lức Long Thành có tổng độ dài 57,8km, gồm 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp. 

Dự án đã khởi công từ tháng 7/2014, thế nhưng đến nay chỉ có đoạn Bến Lức (Long An) – Hiệp Phước, Nhà Bè dài 20km là được xây dựng tương đối hoàn chỉnh. Các đoạn còn lại đã được trải nhựa, và bắc nhiều cầu qua các kênh sông rạch.

Cao tốc bến lức long thành

Tiến độ cao tốc Bến Lức Long Thành

Tóm lại, theo chia sẻ của ban quản lý dự án đường cao tốc phía Nam, tiến độ thi công cao tốc Bến Lức Long Thành đã hoàn thành khoảng 71.37% tổng công trình.

Lợi ích của cao tốc Bến Lức Long Thành

Đường Cao tốc Bến Lức Long Thành đối với giao thông

  • Một khi dự án đường cao tốc Bến Lức Long Thành đi vào hoạt động, người dân tham gia giao thông không cần đi ngang qua Thành phố Hồ Chí Minh như hiện tại. Thay vào đó có thể di chuyển trực tiếp từ miền Tây đến Đông Nam Bộ và ngược lại.
  • Sự có mặt của cao tốc Bến Lức Long Thành hứa hẹn giảm áp lực giao thông đáng kể trên các tuyến đường QL 1A và QL 51.
  • Giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa Long An và Thành phố HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. 
  • Giúp kết nối trực tiếp các tỉnh miền Tây với sân bay Quốc tế Long Thành nhanh chóng.
Cao tốc bến lức long thành

Cao tốc Long Thành Bến Lức giúp giải quyết đáng kể các vấn đề giao thông

Cao tốc Bến Lức Long Thành đối với Bất động sản

Sau khi đưa vào sử dụng, cao tốc Bến Lức – Long Thành chắc chắn sẽ tạo nên cơn sốt bất động sản đa loại hình ở những khu vực mà tuyến đường đi qua. Đặc biệt là khu vực huyện Nhà Bè, TP HCM và xã Mỹ Yên, Huyện Bến Lức, Tỉnh Long An.

Cao tốc bến lức long thành

Đường cao tốc Bến Lức Nhơn Trạch thúc đẩy bđs khu vực tăng cao trong tương lai

Cao tốc Bến Lức Long Thành đối với doanh nghiệp

Khoảng cách được rút ngắn đồng nghĩa với việc nhân viên làm việc ở những công ty trong khu vực tối ưu đáng kể thời gian. Từ đó tăng năng suất lao động. Hơn nữa, quá trình vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp cũng được nhanh chóng, tối ưu và tăng hiệu suất. 

Chưa kể, với lợi thế về khoảng cách và thời gian sẽ tạo nên  “lực hấp dẫn” thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Qua đó mở ra cơ hội việc làm, cũng như chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho các địa phương liên vùng.

Dự án cao tốc Bến Lức Long Thành đang gặp vướng mắc gì?

Vướng mắc về nguồn vốn

Khó khăn về nguồn vốn là nguyên nhân chính dẫn đến sự trì hoãn thi công dự án đường cao tốc Bến Lức Nhơn Trạch đến hiện nay. Cụ thể các vấn đề còn vướng mắc liên quan đến nguồn vốn bao gồm: 

  • Trình điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án.
  • Gia hạn hiệp định vay vốn với ngân hàng ADB.
  • Các quyết định khác liên quan đến phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư…

Để giải quyết tình trạng trên, hủ đầu tư VEC và Bộ GTVT đã kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ một số biện pháp giải quyết, như: gia hạn thỏa thuận tài trợ đối với dự án, nhằm tháo gỡ bế tắc đang tồn đọng. Đồng thời kéo dài thêm thời gian giải ngân hiệp định vay vốn lần 2 đến ngày 31/12/2023.

Cao tốc bến lức long thành

Vướng mắc về nguồn vốn hiện đang là khó khăn lớn nhất của dự án cao tốc Bến Lức Long Thành

Vướng mắc về giải phóng mặt bằng

Đường cao tốc Long Thành Bến Lức cũng còn khúc mắc liên quan đến mặt bằng. Cụ thể là chưa giải quyết được các vấn đề với 26 hộ gia đình ngự tại địa bàn huyện Bình Chánh, TP HCM. Song song đó, ở các giao lộ nối với quốc lộ 1A, vẫn còn một vài hộ chưa chấp nhận giải tỏa mặt bằng. Tất cả đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công công trình.

Để khắc phục tình trạng trên, đại diện chủ đầu tư VEC – ông Lê Mạnh Hùng khẳng định rằng sẽ xử lý đền bù thỏa đáng cho các hộ dân. Tuy nhiên vì một số hộ đã khởi kiện lên tòa án nên chủ đầu tư đang đợi để giải quyết. Dự kiến thời gian xử lý sẽ còn kéo dài nữa. 

Cao tốc bến lức long thành

Cao tốc Long Thành đang gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng

Vướng mắc về khan hiếm vật liệu

Ngoài vướng mắc về đền bù giải tỏa và nguồn vốn, đường cao tốc Bến Lức – Long Thành còn đang bị thiếu hụt nguyên liệu nghiêm trọng, cụ thể là cát và đất để gia tải nền móng. Sự thiếu hụt này phần lớn là do giá cả leo thang, từ 80.000 đồng/m3 lên đến 200.000 đồng/m3, trong khi vấn đề nguồn vốn còn đang có nhiều nan giải.

Theo đó, chủ đầu tư sẽ sử dụng cọc ximăng đất để rút ngắn thời gian thi công trên nền đất yếu. Trong khi đối với công tác xây dựng cầu, nhà thầu sẽ đúc dầm hộp tại chỗ…

Bài viết trên đây là những tin tức cập nhật mới nhất về tuyến đường cao tốc Bến Lức Long Thành, mong rằng bạn sẽ nắm rõ từng giai đoạn thi công dự án để có những quyết định sáng suốt cho riêng mình nhé!

 

5/5 - (1 bình chọn)